1. Bộ luật tố tụng dân sự (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020)

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015. Bộ luật đã thực hiện tốt mục tiêu góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tiếp tục thực hiện quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nâng cao quyền con người nói chung và quyền của người lao động nói riêng, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2019 và 2020.
Nội dung cuốn sách gồm 10 phần:
Phần thứ nhất: Những quy định chung
Phần thứ hai: Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm
Phần thứ ba: Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp phúc thẩm
Phần thứ tư: Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
Phần thứ năm: Thủ tục xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
Phần thứ sáu: Thủ tục giải quyết việc dân sự
Phần thứ bảy: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Phần thứ tám: Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Phần thứ chín: Thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
Phần thứ mười: Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự; Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật ấn hành năm 2021 với 451 trang hiện đang phục vụ tại phòng Mượn và phòng Đọc của Thư viện Hà Nội.
Thông tin xếp giá: M172619, M172620, PM051431, VV020778, VV86050
|
2. Hệ thống văn bản pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đối phó với những biến động thị trường; tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội. Vì vậy, việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Để đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn tới theo Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN và Nghị quyết số 60/2018/QH 14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 về việc tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Nội dung cuốn sách gồm 4 phần:
Phần I: Định hướng chung về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
Phần II: Văn bản luật
Phần III: Nghị định của Chính phủ
Phần IV: Thông tư hướng dẫn
Cuốn sách do Nhà xuất bản tài chính ấn hành năm 2020 với 960 trang hiện đang phục vụ tại phòng Mượn và phòng Đọc của Thư viện Hà Nội.
Thông tin xếp giá: M171503, M171504, PM050796, VV020212, VV85554
|
3. Pháp luật cạnh tranh chuyển giao công nghệ và hiệp định TRIPS kinh nghiệm cho Việt Nam
Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta đang ngày càng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, Việt Nam luôn chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật kinh doanh, trong đó pháp luật cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, đồng thời không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm của các nước để chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế.
Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những kiến thức liên quan đến pháp luật cạnh tranh áp dụng trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ trên cơ sở các quy định linh hoạt về cạnh tranh của Hiệp định về khía cạnh thương mại quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Các quy định về chuyển giao công nghệ và cạnh tranh của hiệp định TRIPS
Chương 2: Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ ở Mỹ và EU
Chương 3: Pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển
Chương 4: Triển vọng pháp luật cạnh tranh trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ trong bối cảnh toàn cầu
Chương 5: Kinh nghiệm cho Việt Nam
Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2010 với 582 trang hiện đang phục vụ tại phòng Mượn và phòng Đọc của Thư viện Hà Nội.
Thông tin xếp giá: M172579, M172580, PM051410, VV020758, VV86033
|
4. Chính sách hình sự Việt Nam trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (viết tắt là CMCN 4.0) với quản lý nhà nước được cải thiện, phát triển nhờ ứng dụng nền tảng công nghệ; Chính phủ, Bộ, ngành sẽ có cơ hội nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành nhờ những công nghệ giám sát mới và khả năng kiểm soát sẵn có đối với hạ tầng kỹ thuật số,… nhưng đi kèm với các hiệu ứng tích cực, CMCN 4.0 cũng đang đặt ra những thách thức to lớn với nhiều lĩnh vực chuyên sâu, trong đó phát sinh hành vi nguy hiểm cho xã hội mới và hoạt động sử dụng công nghệ cao để phạm tội, các mối đe dọa an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cũng như quyền con người, quyền công dân và toàn bộ hệ thống quản lý, điều hành quốc gia riêng trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh tội phạm điều này đòi hỏi chính sách hình sự, pháp luật hình sự (cả hệ thống tư pháp hình sự) của nhà nước phải có những thay đổi, ứng phó xử lý trước tình hình, xu thế phát triển của tội phạn cũng như diễn biến của thực tiễn khoa học và công nghệ cùng thực tiễn điều chỉnh của pháp luật hình sự, tạo cơ sở pháp lý để xử lý, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của cơ quan tổ chức, cũng như quyền con người, quyền công dân trong CMCN 4.0.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách hình sự
Chương 2: Chính sách hình sự thể hiện trong bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015
Chương 3: Nhận thức khoa học mới về chính sách hình sự Việt Nam trước thách thức công nghiệp 4.0
Chương 4: Cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoạch định chính sách hình sự Việt Nam, dự báo một số tác động và những vấn đề đặt ra trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 5: Giải pháp hoàn thiện quy định bộ luật hình sự năm 2015 và các giải pháp khác bảo đảm thực thi nhằm đáp ứng yêu cẩu của chính sách hình sự Việt Nam trước thách thức công nghiệp 4.0
Cuốn sách do Nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2020 với 299 trang hiện đang phục vụ tại phòng Mượn và phòng Đọc của Thư viện Hà Nội.
Thông tin xếp giá: M171531, M171532, PM050810, VV020226, VV85568
|
5. Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển trong các Hiến pháp Việt Nam
Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I, bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước nhà đã được thông qua ngày 09 - 11- 1946.
Kể từ đó đến nay, Nhà nước ta đã có bốn bản Hiến pháp (Hiến pháp 1946, Hiếp pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992) do nhiệm vụ lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng quy định.
Với chủ trương tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã chỉ rõ, cần coi trọng tổng kết thực tiễn việt Nam, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: Bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử, sự kế thừa, sự phát triển Hiến pháp 1946 trong các Hiến pháp Việt Nam
Phần thứ hai: Các văn kiện
Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1998 với 542 trang hiện đang phục vụ tại phòng Đọc của Thư viện Hà Nội.
Thông tin xếp giá: VL14753, VL14754
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
|